MindMap Gallery GDH_XHHGD_ĐẠI CƯƠNG VỀ XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC_KHOADD_21102020_V.1.0
Tổng quan lý thuyết cơ bản về xã hội học giáo dục: thuật ngữ, phát triển qua các giai đoạn, vị trí và phương pháp nghiên cứu xã hội học giáo dục.
Edited at 2020-10-21 06:57:29ĐẠI CƯƠNG VỀ XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC
Thuật ngữ "Xã hội học giáo dục"
Theo tài liệu tiếng Anh Sociology of Education
Nghiên cứu các cấu trúc và hoạt động của xã hội chung như thế nào và những kinh nghiệm cá nhân làm ảnh hưởng đến giáo dục và tác động của nó.
Liên quan mật thiết với hệ thống trường công cộng của xã hội công nghiệp hiện đại: sự bành trướng của giáo dục đại học, sau đại học, giáo dục người trưởng thành và giáo dục thường xuyên.
Theo tài liệu tiếng Đức Sozialpãdagogik
Quan điểm Josef Schermaier
Nhìn nhận ở nhiều mối quan hệ xã hội thuộc phạm vi giáo dục.
Khẳng định xã hội học giáo dục không thuộc giáo dục nhà trường và gia đình.
Quan điểm Bãumer
Một bộ phận của giáo dục có mối quan hệ với giáo dục cá nhân đối với cộng đồng, đối với trách nhiệm xã hội bên ngoài gia đình và nhà trường.
Theo tài liệu tiếng Việt
Là một chuyên ngành xã hội học
Pham vi VĨ MÔ
Nghiên cứu giáo dục với tư cách là một thiết chế xã hội.
Nghiên cứu cơ sở giáo dục với tư cách là một tổ chức xã hội.
Nghiên cứu chính sách xã hội trong lĩnh vực giáo dục.
Phạm vi VI MÔ
Nghiên cứu quá trình hình thành nhân cách theo định hướng xã hội, dưới tác động thiết chế xã hội.
Chuẩn bị cho con người thực hiện vai trò xã hội trong các lĩnh vực khác nhau.
Nghiên cứu quy luật về sự hình thành, vận động và biến đổi mối quan hệ biện chứng giữa con người với con người trong phạm vi hoạt động giáo dục.
Sự xuất hiện Xã hội học giáo dục
Khởi đầu là sự phối hợp giữa xã hội với giáo dục theo một cách riêng biệt.
Hình thành dần dần một chuyên ngành riêng biệt với phạm vi, đối tượng nghiên cứu chuyên sâu và liên ngành.
Sự phát triển Xã hội học giáo dục
Giai đoạn nữa cuối thế kỉ XIX
Cơ sở cho sự phát triển các trường phái lý thuyết xã hội học giáo dục.
Xây dựng và phát triển hệ thống nguyên lý có giá trị lý thuyết và thực tiễn đến ngày nay.
Giáo dục là một thiết chế xã hội
Giáo dục là một bộ phận của hệ thống xã hội
Giáo dục thực hiện những chức năng xã hội nhất định
Nhà giáo dục cần được giáo dục
Giai đoạn nữa đầu thế kỉ XX
Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khoa học tâm lý, khoa học hành vi.
Sự đấu tranh về quan điểm "giáo dục cũ" với "giáo dục mới" và "giáo dục truyền thống" với "giáo dục hiện đại".
Giai đoạn nữa cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI
Kinh tế tri thức xuất hiện, đòi hỏi phát triển theo hướng "Giáo dục cho tất cả mọi người" và "giáo dục suốt đời".
Thực hiện chức năng tái sản xuất xã hội, góp phần sáng tạo ra nhiều nghề nghiệp mới thay thế nghề nghiệp cũ trong xã hội.
Xã hội học giáo dục & Giáo dục học
Giáo dục học
Là một hiện tượng xã hội
Nghiên cứu sự vận động bên trong của bản thân hoạt động giáo dục
Là khoa học về giáo dục, đào tạo, huấn luyện các thế hệ đang trưởng thành & đang trưởng thành
Xã hội học giáo dục
Nghiên cứu các vấn đề giáo dục trên bình diện tổng thể của các mối quan hệ xã hội
Lấy quá trình giáo dục làm đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vị trí, vai trò và sự biến đổi của giáo dục trong xã hội hiện đại.
Được cụ thể hóa qua các vấn đề hoặc câu hỏi nghiên cứu.
Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế diễn ra như thế nào?
Xã hội học đặt ra những yêu cầu gì đối với hệ thống giáo dục?
....
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận (nghiên cứu cơ bản)
Đòi hỏi phải tìm hiểu một cách hệ thống các phạm trù, khái niệm xã hội học và hình thành năng lực tư duy xã hội học trong việc đặt vấn đề và định hướng giải quyết vấn đề.
Đặc trưng: Phân tích tổng hợp sự hình thành và hệ thống các phạm trù, khái niệm và đưa ra những cái mới về ý tưởng, phạm trù, khái niệm và cách giải quyết đối với một loại hiện tượng xã hội nhất định.
Nghiên cứu thực nghiệm (nhiệm vụ đặc trưng)
Đòi hỏi phải xây dựng một giả thuyết khoa học và thu thập, xử lý, phân tích thông tin để kiểm chứng giả thuyết khoa học đặt ra.
Đặc trưng: Tác động một cách có ý thức khoa học vào đối tượng và quá trình diễn biến của sự kiện để làm bộc lộ những đặc điểm, tính chất có thể quan sát được nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học đặt ra.
Nghiên cứu ứng dụng - triển khai
Thu hút sự quan tâm chú ý là nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động của chính sách.
Đặc trưng: Tính nhạy bén trong phát hiện vấn đề từ các hiện tượng quan sát được một cách trực tiếp hoặc thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là Internet.
Nội dung nghiên cứu cơ bản Theo GS.TS.Nguyễn Văn Hộ
Nghiên cứu hệ thống giáo dục với tư cách là một thiết chế xã hội thực hiện chức năng xã hội hóa cá nhân.
Nghiên cứu giáo dục và sự phát triển con người xã hội
Nghiên cứu về bất bình đẳng trong giáo dục
Nghiên cứu các chính sách xã hội về giáo dục và tác động của các chính sách đó trong thực tiễn.
Vị trí, vai trò & đặc trưng
Vị trí
Giáo dục học & Xã hội học có mối liên hệ mật thiết với nhau vì cả hai khoa học này đều coi giáo dục là một hiện tượng xã hội.
Quan hệ của xã hội học giáo dục với tâm lý học và tâm lý học giáo dục khi cùng tiếp cận một khách thể nghiên cứu là con người trong hệ thống giáo dục và trong mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác cấu thành nên toàn bộ xã hội.
Quan hệ của xã hội học giáo dục với kinh tế học có mối quan hệ chặt chẽ về mặt phương pháp luận.
Vai trò
Có thể dự báo và đề xuất giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục lên ngang tầm của các yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc trưng
Mâu thuẫn luận (Conflict theory)
Chức năng luận (Functionalism)
Tương tác luận (Interactionism)
Quan điểm giới (Gender Perspectives)
Phê phán luận (Critical theory)
Thiết chế luận (Institutionalism)
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Dựa trên chủ nghĩa Mac Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của giáo dục trong xã hội.
Hệ thống lý thuyết xã hội: phê phán luận, lý thuyết giới,...
Phương pháp thu thập thông tin & xử lý số liệu