Mind Map Gallery Chiều Cầu Hiền
无数据
Chiếu cầu hiền: tác giả, tác phẩm, phân tích tác phẩm
Edited at 2021-06-15 04:30:09Chiếu Cầu Hiền
Tác giả
- Tác giả Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn. Người làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam
- Ông từng đỗ Tiến sĩ làm quan cho nhà Lê- Trịnh, sau đi theo phong trào Tây Sơn và có nhiều đóng góp tích cực. Nhiều văn kiện giấy tờ Tây Sơn do ông soạn thảo
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
- "Chiếu cầu hiền" được viết vào khoảng năm 1788- 1789 khi tập đoàn Lê – Trịnh hoàn toàn tan rã.
Thể loại: Chiếu.
Bố Cục
- Phần 1: “Từ đầu đến…. người hiền vậy”: Quy luật xử thế của người hiền.
- Phần 2: “Tiếp đến....của trẫm hay sao?”: Cách ứng xử của sĩ phu Bắc Hà và nhu cầu của đất nước.
- Phần 3: Còn lại: Con đường cầu hiền của vua Quang Trung.
Tóm Tắt
“Chiếu cầu hiền” được viết khoảng năm 1788 - 1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà, các trí thức triều đại Lê -Trịnh ra công tác với triều đại Tây Sơn. Đầu tiên, Ngô Thì Nhậm đã nêu ra mối quan hệ giữa hiền tài với thiên tử - hiền tài là sứ giả của thiên tử. Nhưng thực tế bấy giờ lại ngược lại, họ hoặc là trốn tránh không ra giúp nước hoặc là làm việc không đúng năng lực của mình. Điều đó chẳng khác nào làm trái với ý trời - có tài mà không được đời dùng. Từ đó là những đường lối cầu hiền vô cùng tiến bộ. Con đường cầu hiền theo vua Quang Trung là tiến cử với ba cách: tự mình dâng thư tỏ bày công việc, các quan tiến cử, dâng thư tự tiến cử.
Giá trị nội dung
- Bài chiếu là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.
Giá trị nghệ thuật
- Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục, đặc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả với sự nghiệp xây dựng đất nước.
phân tích tác phẩm
- Mở đầu là một hình ảnh so sánh: “Người hiền như sao sáng trên trời”: nhấn mạnh, đề cao vai trò của người hiền.
- “Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”: quy luật tự nhiên ⇒ khẳng định người hiền phụng sự cho thiên tử là một cách xử thế đúng, là lẽ tất yếu, hợp với ý trời.
- Khẳng định:“Nếu như che mất … người hiền vậy”: Người hiền có tài mà đi ẩn dật, lánh đời như ánh sáng bị che lấp, như vẻ đẹp bị giấu đi. ⇒ Hiền tài như sao sáng, cần phải ra sức giúp thiên tử trị vì, nếu không là trái quy luật, đạo trời. ⇒ Cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục, cách đặt vấn đề hấp dẫn, có sức thuyết phục.