MindMap Gallery NGỮ DỤNG HỌC
Giảng Viên: Chu Thị Phong Lan
Edited at 2021-06-17 14:55:00NGỮ DỤNG HỌC
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ DỤNG HỌC
1. Định nghĩa
Ngữ dụng học là ngôn ngữ học bị định hướng và ràng buộc bởi xã hội.
Ngữ dụng học được tạo dựng từ 3 nhân tố chính
Lời nói
Hành động
Ngữ cảnh
2.Giao tiếp và nhân tố của giao tiếp
a. Khái niệm
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết, xác lập và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa người với người để đạt tới mục đích nhất định.
Các kênh giao tiếp có thể là thị giác, thính giác, xúc giác/chạm (ví dụ: Chữ Braille hay các phương thức vật lý khác), khứu giác, điện từ, hoặc hóa sinh...
b. Nhân tố giao tiếp
Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người nghe (người đọc) dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được lời nói, câu văn.
Nhân vật giao tiếp
Là những người tham ra vào một cuộc trò chuyện. Họ dùng diễn ngôn để giao tiếp với nhau, các diễn ngôn tác động lên nhau, tạo ra một sự giao tiếp qua lại. Giữa những người giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.
Ví dụ: Vai giao tiếp, trong một cuộc giao tiếp sẽ có hai vai:+ Vai diễn ngôn, nguồn phát (người viết, nói)+ Vai tiếp nhận diễn ngôn, nguồn nhận(người nghe, người đoc) Quan hệ liên cá nhân là quan hệ giữa người và người, có hai trục+Trục tung: vị thế xã hội, trục quyền uy cao thấp: chức quyền, địa vị, tuổi tác.+Trục hoành: quan hệ khoảng cách: thân tình và xa lạ.
Đề tài giao tiếp
Hiện thực được nói tới là những vấn đề đề tài trong hiện thực khách quan được đề cập được nêu ra trong cuộc giao tiếp hiện tượng nói từ rất đa dạng, tùy thuộc vào đích giao tiếp. Bao gồm các yếu tố khác (vật chất, xã hội, văn hoá...)
Ví dụ: bày tỏ tâm tình trao đổi về những vấn đề cuộc sống như điện ảnh ẩm thực thể thao.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ, hay diễn ngôn là một quá trình sản sinh và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể. Nó cũng chính là một sản phẩm do quá trình đó tạo nên.
Vd: Ngôn ngữ mạng(teencode), Ngôn ngữ ký hiệu ,Tiếng Anh hay Tiếng Trung, Chữ La tinh hoặc Chữ tượng hình
II. CHIẾU VẬT VÀ CHỈ XUẤT
1. Khái niệm
Chiếu vật (quy chiếu)Là hành động dùng các yếu tố ngôn từ (các tín hiệu ngôn ngữ) trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài được nói tới trong một hoàn cảnh nhất định.
Ví dụ: Con mèo này màu xanh ⇨Sai nếu quy chiếu mèo thật ⇨Đúng nếu quy chiếu với mèo đồ chơi, hoặc mèo ngoài hành tinh trong truyện tranh viễn tưởng.
2. Các phương thức
a. Tên riêng
Tên riêng là tên gọi của từng cá thể sự vật, đây là phương thức chiếu vật ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp, hay nói cách khác nó hướng tới quy chiếu một sự vật duy nhất.
Ví dụ: - Cô ấy tên là Hương còn kia là Ánh. - Ở Huế có một dòng sông tên là Hương, ngoài ra còn có sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu
CHÚ Ý: Có nhiều các trường hợp các sự vật trùng tên nên ta dùng các danh từ chung để phân biệt, tránh mơ hồ
Các sự vật khác loại cùng tên:
Hôm qua nghỉ ở đâu? Ở Nhật Lệ. Hôm qua đi cùng ai đấy? Đi cùng Nhật Lệ.⇨2 từ ”Nhật Lệ” ở vd trên 1 từ chỉ tên người, một từ chỉ tên địa danh⇨ Sửa thành: Hôm qua đi cùng bạn Nhật Lệ nghỉ ngơi bên sông Nhật Lệ
Các sự vật cùng loại cùng tên
Ví dụ: A.Cậu có thấy Linh đi qua đây không? B. Linh nào cơ? A.Linh 20E13 đó.⇨Phân biệt với Linh 20E12 A.Cậu nhớ ra Linh không? B.Linh tóc xù à.⇨Phân biệt với Linh tóc thẳng và xoăn. ⇨ Từ “Linh” ở ví dụ trên đều chỉ tên người.
b. Dùng biểu thức chiếu vật miêu tả
Đây là phương thức sử dụng các từ ngữ miêu tả để giúp người nghe quy chiếu, xác định được sự vật được nói đến
Ví dụ: Món gà rán giòn, vàng rụm, thơm phức kia là do mẹ làm đấy. Cái cây hoa màu trắng, to và nhiều hoa đằng kia chắc đắt lắm.
CHÚ Ý
Các định ngữ thường có chức năng quy chiếu vật
Ví dụ: Chị tôi có mái tóc đen óng mượt.⇨đen óng mượt ở đây là định ngữ giúp bổ sung cho danh từ “ mái tóc” để giúp người nghe quy chiếu, xác định được sự vật được nói đến.
Số lượng các đặc điểm chiếu vật phụ thuộc vào mục đích giao tiếp
Tùy vào mục đích giao tiếp ta có thể sử dụng số lượng các đặc điểm chiếu vật khác nhau.
Ví dụ: Khi muốn cung cấp thông tin chung chung về quyển vở mình muốn mua , chúng ta có thể nói:” Mình định mua 1 quyển vở 200 trang”Khi muốn cung cấp thông tin chi tiết về quyển vở đó nhằm mục đích cho người bán dễ dàng gợi ý cho bạn, chúng ta có thể nói:” Mình định mua 1 quyển vở 200 trang, bìa cứng và hình đơn giản một chút.
Không hạn chế số lượng đặc điểm chiếu vật.
Số lượng đặc điểm chiếu vật còn phụ thuộc vào mục đích và hoàn cảnh giao tiếp nên không hạn chế về số lượng trong câu.
Trật tự sắp xếp các đặc điểm phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp.
Tùy vào hoàn cảnh giao tiếp,các đặc điểm có thể được sắp xếp khác nhau nhằm nhấn mạnh nội dung giao tiếp phù hợp.
Ví dụ: - Nếu trong hoàn cảnh bạn được hỏi về chiếc bút của mình bạn có thể nói: “ Đây là chiếc bút máy mực xanh, vỏ màu hồng nhưng bị gãy nắp.- Nếu trong hoàn cảnh bạn bị mất chiếc bút đó và hỏi các bạn cùng lớp, bạn có thể nói:” Các cậu có thấy chiếc bút bị gãy nắp, vỏ màu hồng, mực xanh của tớ đâu không?⇒vì đặc điểm”gãy nắp” là đặc điểm độc đáo hơn cả, giúp nhận diện chiếc bút nhanh hơn nên trong hoàn cảnh này nó được đảo lên đầu để nhấn mạnh nhằm giúp người nghe nhanh chóng tìm thấy nó.
c. Chỉ Xuất
Khái niệm
Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ.
Quy tắc điều khiển chỉ trỏ:
Sự vật được chỉ trỏ phải ở gần đối với một vị trí được lấy làm mốc,(trong tầm với của người chỉ lẫn người được chỉ). Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người đó.
Ba phạm trù chỉ xuất
Phạm trù nhân xưng
Bao gồm các phương tiện chiếu vật, nhờ đó người nói tự đưa mình và người giao tiếp với mình vào diễn ngôn
các từ xưng hô còn đồng thời thể hiện vị thế xã hội; các mức độ thân cận; thái độ, tình cảm của người nói, đồng thời bảo đảm lịch sự của người nói với những người cùng giao tiếp
Ví dụ:“Thưa giáo sư, em có một thắc mắc mong thầy giải đáp giúp ạ”: cách xưng hô “giáo sư-em” thể hiện vị thế xã hội giữa người nghe và người nói“Tao đã bảo với mày là thằng cha ấy chẳng tốt đẹp gì đâu”: cách xưng hô “mày-tao” thể hiện quan hệ thân mật, suồng sã giữa bạn bè; “thằng cha ấy” thể hiện thái độ khinh bỉ đối với đối tượng đang được nói đến
Đại từ xưng hô ngôi thứ nhất: tôi, tớ, mình,...
Đại từ thân tộc: được chia làm 3 nhóm
nhóm 1: gồm các từ chỉ dùng để xưng hô, không dùng để miêu tả quan hệ: u, bầm, tía, ba,…
nhóm 2: gồm các từ vừa dùng để xưng hô, vừa dùng để miêu tả quan hệ: anh, chị, em, chú, bác, con,…
nhóm 3: gồm các từ chỉ dùng để miêu tả quan hệ, không dùng để xưng hô: anh rể, ông nội, bác dâu, chị họ…
Các từ chỉ chức vụ nghề nghiệp: bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, chủ tịch, giám đốc, cụ lí,…
Chỉ xuất thời gian
Khái niệm: là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật, sự kiện- nghĩa chiếu vật trong thời gian
Chỉ xuất thời gian chủ quan: là sự định vị lấy thời điểm nói năng làm thời điểm gốc
Xét ví dụ (1) “Đêm qua ra đứng bờ ao/ Trông cá cá lặn trông sao sao mờ”, “đêm qua” là một sự định vị về thời gian chủ quan
Chỉ xuất thời gian khách quan: là sự định vị thời gian theo điểm gốc thời gian chứ không phải thời điểm nói năng.
VD: Ngày 30/05, các trường THCS đã tổ chức lễ bế giảng và cho học sinh nghỉ hè → cụm “ngày 30/05” là một sự định vị về thời gian khách quanCậu đừng đi xe buýt chuyến 6 giờ sáng. Lúc ấy xe thường đông khách lắm.
Chỉ xuất không gian
Khái niệm: là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ ra sự vật, sự kiện- nghĩa chiếu vật trong không gian
Chỉ xuất không gian chủ quan: là sự định vị lấy vị trí mình đang đứng khi nói làm điểm mốc để định vị không gian của sự vật, sự kiện- nghĩa chiếu vật.
VD: Nhà hàng đằng kia là của bác tôi.Gia đình tôi đã sống ở đây được hơn chục năm rồi.
Chỉ xuất không gian khách quan: là sự định vị lấy một vật chuẩn mà người nghe đã biết từ trước làm gốc.
VD: + “bờ ao” là một sự định vị về không gian khách quanNgày 05/06/1911, tại Bến Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
Giảng Viên: Chu Thị Phong Lan