MindMap Gallery Hệ thống và kết cấu của ngôn ngữ - The system and structure of language
This mindmap is about the system and structure of language. Use EdrawMind to create your own template easily.
Edited at 2022-01-06 09:35:06This clear mind map for the system and outcomes of language elaborately explains key aspects such as language being a system because it contains interrelated elements, language as a special signaling system, with each part further divided into several levels for detailed explanation. As a visual thinking tool, it focuses on the central idea or problem, displayed through a radial structure, consisting of topics, branches, and keywords, intended to imitate the neural network structure of the human brain. This method of visualization helps to improve memory, optimize information organization, and stimulate innovative thinking.
This mindmap is about the system and structure of language. Use EdrawMind to create your own template easily.
This clear mind map for the system and outcomes of language elaborately explains key aspects such as language being a system because it contains interrelated elements, language as a special signaling system, with each part further divided into several levels for detailed explanation. As a visual thinking tool, it focuses on the central idea or problem, displayed through a radial structure, consisting of topics, branches, and keywords, intended to imitate the neural network structure of the human brain. This method of visualization helps to improve memory, optimize information organization, and stimulate innovative thinking.
This mindmap is about the system and structure of language. Use EdrawMind to create your own template easily.
Hệ thống và Kết cấu của ngôn ngữ
Khái niệm hệ thống và kết cấu
Khái niệm về hệ thống
Hệ thống là một chỉnh thể (thể thống nhất hoàn chỉnh) bao gồm các yếu tố có liên hệ qua lại và qui định lẫn nhau.
Hệ thống có 2 điều kiện
Tập hợp các yếu tố: Đã là hệ thống thì phải có thành phần, ít nhất là hai yếu tố.
Các yếu tố trong hệ thống phải có quan hệ chặt chẽ, quy định lẫn nhau.
Ví dụ: Toàn bộ trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên là một hệ thống.Hệ thống bao gồm các khoa, và các khoa ấy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và dưới sự điều khiển chung của Ban giám hiệu. Ở các khoa lại có các bộ phận. Bộ phận đó có các thành viên có quan hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời có quan hệ với toàn trường
Khái niệm về kết cấu
Kết cấu là tổng thể các mối quan hệ và liên hệ giữa các yếu tố của hệ thống nhất đó.
Kết cấu là một thuộc tính của hệ thống
Ngôn Ngữ là một hệ thống
Ngôn ngữ là một hệ thống
Các loại đơn vị chủ yếu của ngôn ngữ
Âm vị
Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà con người ta phân biệt được trong chuỗi lời nói.
Hình vị
Là đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa
là một hoặc một chuỗi các âm vị tạo thành
có chức năng cấu tạo từ
có thể gồm một hoặc hiều hình vị
Từ
Là đơn vị tạo ra một số hình vị, có chức năng định danh và có khả năng vận dụng độc lập, gánh vác các vai trò khác nhau trong câu
Câu
Là chuối kết hợp của một hay nhiều từ theo quy tắc nhất định để thông báo
Kiểu quan hệ chủ yếu trong ngôn ngữ
Quan hệ đồng nhất
là quan hệ giữa các yếu tố có sự giống nhau,tương đồng với nhau về một nét, một phương tiện, một đặc điểm nào đó
các tín hiệu có thể đồng nhất về âm thanh, thanh điệu, ý nghĩa, cấu tạo
VD: ta, la, ra
Đồng nhất về giá trị chứ không phải đồng nhất về thể chất
Đưa người ta không đưa qua sống
Quan hệ đối lập
Là quan hệ giữa các yếu tố có sự khác nhau về một nét, một phương diện, một đặc điểm nào đó.
các tín hiệu có thể khác nhau về âm thanh
các tín hiệu có thể khác nhau về ý nghĩa
Quan hệ ngữ đoạn
Là quan hệ kết nối các đơn vị ngôn ngữ thành chuỗi khi ngôn ngữ đi vào hoạt động. Cơ sở của quan hệ này là tính hình tuyến của ngôn ngữ. Tính này bắt buộc các đơn vị ngôn ngữ phải nối kết với nhau lần lượt trong ngữ lưu để cho ta những kết hợp gọi là ngữ đoạn. Chính vì vậy, ta không thể nói 2 đơn vị ngôn ngữ cùng một lúc
Quan hệ liên tưởng
Là quan hệ giữa các yếu tố có thể thay thế được cho nhau trong một vị trí của chuỗi lời nói.
Quan hệ cấp bậc
Là quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ ở cấp độ khác nhau của hệ thống ngôn ngữ. Quan hệ cấp bậc thể hiện ở 2 quan hệ
Quan hệ bao hàm: Là quan hệ giữa các đơn vị cấp bậc cao với đơn vị bậc thấp, đươn vị bậc cao bao giờ cũng hàm chứa các đơn vị bậc thấp trong lòng của nó. Hình vị bao hàm âm vị, từ bao hàm hình vị
Quan hệ thành tổ: Các đơn vị bậc thấp bao giờ cũng là thành tổ tạo nên đơn vị bậc cao hơn. Âm vị là thành tố cấu tạo nên hình vị
Cách thức..
Cách thức...
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu
Tín hiệu là gì?
Là "thuộc tính vật chất kích thích vào giác quan của con người, làm cho ta nghĩ tới một cái gì đó ngoài hình thức vật chất"
Tín hiệu có 2 mặt ( thường được gọi là cái biểu hiện và cái được biểu hiện)
Hình thức
Có dạng vật chất
Nội dung
là một cái gì đó khác với bản chất của nó, của dạng vật chất của tín hiệu đó.
Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Tính 2 mặt của ngôn ngữ
Tín hiệu ngôn ngữ là sự thống nhất giữa 2 mặt: Cái biểu hiện và cái được biểu hiện CBH và CĐBH cảu tín hiệu ngôn ngữ khăng khít với nhau không thể tách rời
CBH của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh
CĐBH là ý nghĩa
Tính võ đoán của tín hiệu ngôn ngữ
quan hệ giữa CBH và CĐBH có tính quy ước được xã hội chấp nhận. Tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào
Giá trị khu biệt của ngôn ngữ
thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở đặc trưng phân biệt nó.
Ví dụ: muốn nêu đặc trưng của vết mực, ta phải dùng tất cả đặc trưng của vật chât của nó: độ lớn, hình dáng, màu sắc,..
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu đặc biệt
Tính phức tạp, nhiều tầng bậc
tính phức tạp thể hiện ở chỗ tín hiệu ngôn ngữ có số lượng ngôn ngữ rất lớn, thường xuyên biến đổi và được bổ sung thêm, do vậy, không ai có thể biết 1 cách đầy đủ
Ví dụ: Tín hiệu đèn giao thông chỉ có 3. Biểu hiện giao thông, quân hàm có thể đếm được số lượng
Tín hiệu ngôn ngữ bên cạnh tính đồng loại còn có tính khác loại biểu hiện: các đơn vị của ngôn ngữ thuộc nhiều cấp độ khác nhau (các đon vị thấp được nằm trong các đơn vị cao và là thành tố để tạo nên các đơn vị cấp cao). Vì vậy, hệ thống ngôn ngữ là một hệ thống của nhiều hệ thống: hệ thống âm vị, Hệ thống hình vị, hệ thống từ vựng, hệ thống câu, đến lượt mình các hệ thống đó lại gồm các hệ thống con khác
Ví dụ: Hệ thống âm vị gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm. Hệ thống hình vị: hệ thống hình vị hư và hình vị thực
Tính đa trị
Quan hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa CBH và CĐBH có tính đơn trị, nghĩa là CBH chỉ tương ứng với một CĐBH
Ví dụ: Biển báo giao thông
Trong ngôn ngữ có hiện tượng đa trị
Một CBH tương ứng với nhiều CĐBH: hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa
Một CĐBH tương ứng với nhiều CBH : hiện tượng đồng nghĩa và đồng sở chỉ
Tính tình tuyến của ngôn ngữ
Khi đi vào hoạt động giao tiếp, các tín hiệu âm thanh ngôn ngữ lần lượt nối tiếp nhau thành một chuỗi theo dòng thời gian. Chính vì vậy mới có thể phân tích và nhận diện được các đơn vị của ngôn ngữ,, phát hiện ra được cái quy tắc kết hợp các yếu tố để tạo thành các đơn vị ngôn ngữ khác nhau
Tính năng sản
khác với loại tín hiệu tín hiệu ngôn ngữ có thể tạo ra các tín hiệu mới cho các hệ thống của mình từ các tín hiệu đã có.
Ví dụ: việc tạo ra từ mới từ một từ đơn, người Việt sử dụng các phương thức khác nhau để tạo thêm các từ
Tính độc lập tương đối
Các hệ thống nhân tạo khác thường được sáng tạo theo sự thỏa mãn của một số người, do đó hoàn toàn thay đổi được theo ý muốn của con người
Ví dụ: Tín hiệu đèn, chuông, kẻng
Ngược lại, tín hiệu ngôn ngữ có tính chất xã hội, có tính quy luật phát triển nội tại của mình, không lệ thuộc vào ý muốn cá nhân.